Sự chênh lệch giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và Việt Nam

Thứ Năm, 10/09/2015, 09:36 GMT+7

Xe Exciter 150

Xem thêm video sự chênh lệch giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và Việt Nam

Khác biệt giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và Việt Nam

Exciter là dòng xe số thể thao quen thuộc tại một số nước Đông Nam Á, với những tên gọi khác nhau như LC135 tại Malaysia, Jupiter MX tại Indonesia, Spark tại Thái Lan...

Tuy nhiên, trong lần ra mắt phiên bản 150 này, mẫu xe côn tay của Yamaha cũng được giữ nguyên tên gọi Exciter 150 tại Thái Lan. So với mẫu Exciter 150 ra mắt tại Việt Nam, phiên bản ra mắt tại Thái Lan không có sự khác biệt, gồm 3 màu sắc tùy chọn trắng-đỏ, đen-đỏ và xanh GP.

Exciter 150 phiên bản Thái & Việt trên cơ bản cốt lõi là giống nhau. Nhưng có một số chi tiết phụ tùng được địa phương hóa theo thói quen người dùng như sau:

  • Tem xe - có chút khác biệt về họa tiết phiên bản màu đỏ, mặt nạ đen thay vì đỏ
  • Có cần đạp (phiên bản Việt không có cần đạp)
  • ECU giới hạn tua máy lớn hơn. (Do giao thông mỗi nước)
  • Đèn pha tối hơn, ít nóng hơn, chất lượng chóa tốt hơn (Do Pháp luật Thái quy định đi xe bật đèn ban ngày)
  • Và điều quan trọng, tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Thái luôn tốt hơn Việt Nam. Vì thế phụ tùng Thái thường bền có độ ăn mòn lâu hơn Việt Nam và một điểm khác biệt so với Việt Nam là xe không có công tắc bật pha
  • Một số nguồn tin khác là phiên bản Thái không hãm tua, có thể đạt được tốc độ cao hơn ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, mẫu xe số thể thao này có giá bán rẻ hơn so với tại Việt Nam, 62.000 bath, tương đương khoảng 40 triệu đồng.

Exciter 150 nhận được nhiều thay đổi so với thế hệ trước đó. Kiểu dáng thiết kế hiện đại và thể thao hơn. Đồng thời, cụm đồng hồ hiển thị cũng hiện đại hơn, kết hợp dạng analog và điện tử.

Trong khi đó, khối động cơ xe được nâng cấp lên mức 150 phân khối thay vì 135 phân khối như trước. Động cơ mới tích hợp công nghệ phun xăng điện tử, mang lại cho xe công suất 11,3 kw và mô-men xoắn 13,8 Nm. Tại thị trường Việt Nam, Exciter 150 được bán với giá 44,9 triệu đồng cho phiên bản RC và 45,5 triệu đồng cho bản GP.

Đánh giá Yamaha Exciter 150: Sự thay đổi của thời thế

Ngày 18/12/2014, hãng xe Nhật Bản đã giới thiệu chiếc Yamaha Exciter 150 hoàn toàn mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như củng cố vị thế vững chắc, duy trì vị thế tiên phong của chiếc xe đã trở thành biểu tượng của hãng tại Việt Nam.

  • Sự lột xác toàn diện

Yamaha Exciter 150 có thiết kế mới mẻ với nhiều chi tiết được lấy cảm hứng từ các dòng xe thể thao phân khối lớn của hãng như R25, R6. Xe có kích thước Dài x Rộng x Cao lần lượt là 1.970 x 670 x 1.080 (mm). Xe có trọng lượng ướt với đủ dầu và đầy bình xăng là 115 kg, khoảng cách giữa 2 trục bánh xe 1.290 mm cùng độ cao yên xe 780 mm. Những con số này cho thấy Exciter 150 lớn hơn phiên bản cũ nhưng vẫn phù hợp với vóc dáng người Việt Nam.

Phần mặt nạ trước được làm góc cạnh hơn và điểm nhấn chính là cặp đèn định vị LED với 4 bóng mỗi bên. Cặp đèn được thiết kế kéo dài và vuốt ngược lên trên, mỗi khi mở côn tắc điện là đèn sẽ tự động sáng, chức năng này chúng ta chỉ có thể bắt gặp ở những phiên bản cao cấp của các dòng phân khối lớn hay xe hơi.

Dàn quây của Exciter 150 cũng được làm dựa trên cảm hứng của những chiếc sportbike với phần yếm lớn, góc cạnh, nhiều chi tiết vuốt nhọn. Đèn xinhan trước được gắn gọn trên dàn yếm, tạo nên tổng thể gọn gàng, tránh hư hỏng nếu chẳng may có va quệt.

Điểm đẹp nhất của Exciter 150 là phần đuôi xe được vuốt rất nhọn về sau với cụm đèn hậu dạng LED thiết kế ấn tượng đi cùng cặp bánh sau lớn. Đặc biệt để tăng thêm tính thể thao, pát biển số và đèn xi-nhan sau được tách rời ra theo đúng kiểu sportbike phân khối lớn.

Ống pô của Exciter 150 được làm lớn và tương đồng với chiếc nakedbike FZ150i. Đó là loại pô 3 khoang lớn hơn ở phiên bản Exciter 135 cũ, bao gồm vỏ cách nhiệt bằng nhựa chạy dọc.

Yamaha Exciter 150 được trang bị cặp lốp không săm 70/90 cho bánh trước và 120/70 cho bánh sau. Việc trang bị lốp sau 120/70 thay cho lốp 100/70 của Exciter 135 cho thấy Yamaha Việt Nam đã nắm bắt rõ sở thích lốp lớn của người tiêu dùng. Lốp sau lớn vừa tăng tính thẩm mĩ cho xe, vừa đảm bảo an toàn và vững chắc khi vận hành. Điểm đáng tiếc là hãng vẫn “tiết kiệm” khi vẫn chỉ trang bị lốp 70/90 cho bánh trước, giá như được sử dụng lốp 80/90 hay 90/80 thì vẻ đẹp của Exciter sẽ trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều.

Yamaha Exciter 150 sử dụng bộ lazang 5 chấu kép hiện đại và thể thao, tuy nhiên kích thước các thanh lazang hơi nhỏ. Xe trang bị 2 phanh đĩa với đĩa phanh đường kính 245mm cho bánh trước và đĩa phanh đường kính 203mm cho bánh sau.

Mặt đồng hồ công-tơ-mét của Exciter 150 có thiết kế thể thao với sự kết hợp giữa đồng hồ điện tử và analog. Mỗi khi mở máy xe, người sử dụng sẽ được chào đón với dòng chữ “Hi Buddy” và “Ready to go”, xuất hiện luân phiên trên màn hình LCD. Đồng hồ tua máy dạng analog cổ điển, mặt đông hồ điện tử thể hiện tốc độ, đèn báo hiệu số đang gài, đồng hồ đo quãng đường chạy, đồng hồ đo xăng tiêu thụ trung bình, tốc độ trung bình của toàn hành trình và đồng hồ đo hành trình ngắn. Điểm thú vị là bạn có thể cài đặt tên hiển thị ngay trên mặt đồng hồ công-tơ-mét.

Về động cơ, Yamaha Exciter 150 được trang bị động cơ 150cc, 4 kỳ, xi-lanh đơn, SOHC, 4 van, phun xăng điện tử làm mát bằng dung dịch. Xe cho công suất 15,4 mã lực tại dải tua máy 8.500 rpm và momen xoắn cực đại 13,8 Nm tại 7.000 rpm. Đi kèm đó là hộp số 5 cấp cùng bình xăng 4,2 lít.

Động cơ của Exciter 150 được chia sẻ với FZ150i, tuy nhiên các kĩ sư của Yamaha đã tinh chỉnh để có thể phù hợp với định vị sản phẩm và khả năng vận hành tốt ở dải tốc độ chậm và trung bình. Một điểm đáng lưu ý đó là Exciter 150 đã bị lược bỏ mất cần khởi động, việc khởi động xe dựa hoàn toàn vào bộ đề điện. Do vậy, khi sử dụng bạn cần phải lưu ý vấn đề điện và ắc-quy, nếu để quá lâu không sạc thêm, khả năng phải dắt bộ là rất cao.

Ổ khóa của xe đã được tích hợp loại “all in one” với khóa cốp, khóa cổ và khóa điện. Nắp khóa cũng là loại nắp từ hạn chế nước mưa, bụi bẩn gây oxi hóa và phần nào đó gây khó khăn cho những tay “đạo chích” muốn bẻ khóa xe.

  • Vận hành: êm ái, ổn định nhưng chưa xuất sắc

Được nâng cấp khá lớn về ngoại hình và động cơ, lẽ dĩ nhiên sự háo hức và tò mò về sức mạnh và khả năng vận hành thôi thúc người viết bài nhanh chóng thử nghiệm sức mạnh của chiếc xe.

Mở máy, đồng hồ tua máy quay trọn 1 vòng, các thông số khác đều thông báo tình trạng ổn định, chiếc xe sẵn sàng cho một hành trình. Bóp côn, nổ máy, vào số 1, cảm giác đầu tiên của người lái đó là hơi giật vì... không cảm thấy gì cả, số vào quá êm và nhẹ nhàng. Nếu như đã quen với những chiếc xe thể thao phân khối lớn với tiếng cạch đặc trưng thì bạn sẽ thất vọng vì sẽ không hề có một âm thanh nào ở đây cả, mọi sự diễn ra rất nhẹ nhàng.

Thêm vào đó là như đã lường trước, pô của Exciter 150 cũng chưa thể hiện được sự phấn khích như những chiếc xe phân khối lớn, âm thanh phát ra lớn, trầm và ấm hơn hẳn bản 135, song chưa đủ độ “đã” cần thiết. Có lẽ để đạt được điều này, người sử dụng nên sử dụng một chiếc pô “độ”.

Cảm giác vận hành trong thành phố của Exciter 150 rất nhẹ nhàng và dễ dàng, do cơ cấu côn và số của chiếc xe rất ngọt và được tối ưu cho tốc độ trung bình và thấp. Mỗi cú gảy số, vào ga êm ái khiến chiếc xe trôi nhẹ nhàng giữa những con phố. Góc lái của xe rộng, đầu xe khá nhẹ nên chiếc xe khá linh hoạt khi di chuyển. Tới đây ta cũng thấy dường như Yamaha có lí với lốp trước 70/90: xe sẽ dễ dàng điều khiển ở tốc độ thấp.

Một vấn đề nảy sinh khi điều khiển Exciter 150, đó là cần số được thiết kế chưa thực sự hợp lí. Cần số khá ngắn, hẹp và thiếu độ dốc cần thiết, do đó nếu như chân số thường trực ở cần số sẽ rất nhanh mỏi, còn nếu như bạn lựa chọn tư thế để chân thỏa mái hơn bằng việc nhích chân ra một chút thì khi cần chuyển số sẽ mất một quãng hành trình để thực hiện. Đây là điều khá bất tiện.

Di chuyển ra cung đường cao tốc để kiểm tra khả năng tăng tốc và sức mạnh của Exciter 150. Mỗi cú gảy số và miết ga, chiếc xe nhẹ nhàng tiếp thêm tốc độ, dễ dàng bỏ xa nhiều chiếc xe khác. Tất nhiên, bạn khó có thể yêu cầu một chiếc xe 150cc Fi có thể có những pha vọt tốc đầy phấn khích được. Xe nhẹ nhàng lên đạt 90 km/h sau vài cú miết ga. Thời tiết lúc này khá bất lợi khi gió khá lớn và không cùng chiều với hướng di chuyển. Lúc này hạn chế của lốp nhỏ đã bộc lộ: xe hơi “bay” và thiếu độ đầm bám đường nhất định, song độ ổn định của xe vẫn cho phép người lái nhích thêm ga. Thêm một khoảng thời gian, lúc này tua máy đã lên đến 8000 rpm và đồng hồ điện tử đã nhảy lên con số 110, hiện tượng rung đã xuất hiện song vẫn có thể kiểm soát. Nếu như ở một điều kiện thời tiết tốt và giao thông đủ an toàn, rất có thể chiếc xe sẽ đạt được tốc độ lớn hơn nữa.

Một thử thách khác dành cho Exciter 150 đó là những cung đường gập ghềnh và xấu của khu vực đồi núi. Với thời tiết đẹp, không mưa, gió nhẹ và con đường chỉ có những ổ gà, đất đá không quá phức tạp, Yamaha Exciter 150 với sức mạnh và sự ổn định dễ dàng nuốt trọn cung đường không hề khó khăn.

Sau 1 hành trình hơn 300 km với chiếc Exciter 150, đã đến lúc người viết có đủ điều kiện kiểm tra mức độ tiêu hao nhiên liệu của chiếc xe. Chiếc xe được thử nghiệm ở điều kiện giao thông hỗn hợp: đường phố, cao tốc và đường núi, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe chỉ là 2.1 l/100km, một con số vô cùng ấn tượng.

  • Kết luận

Sau gần 10 năm và trải qua 3 thế hệ giữ nguyên khối động cơ 135cc, sự xuất hiện của Yamaha Exciter 150 là điều cần thiết để Yamaha Việt Nam duy trì vị thế sáng tạo và dẫn đầu xu thế với các dòng sản phẩm xe thể thao. Exciter 150 đã kế thừa rất tốt cái bóng quá lớn đàn anh, có những ấn tượng và sự thể hiện rất ấn tượng.

Tuy chưa thực sự xuất sắc một cách hoàn hảo, song lí do là ở việc định vị sản phẩm của Yamaha khi giới thiệu Exciter 150 ra thị trường hướng tới một phân khúc xe côn tay phổ thông dễ sử dụng chứ không phải là Yamaha không thể làm được tốt hơn. Với một thiết kế thể thao ấn tượng, sức mạnh cái tiến đáng kể, vận hành dễ dàng và tiêu thụ nhiên liệu khá tối ưu. Yamaha Exciter 150 đã sẵn sàng để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.

Những điểm lưu ý khi sử dụng xe Yamaha Exciter

  • Thứ 1

Xe côn khó nhất với người mới biết đi là vào số 1. Khi xe chạy rồi thì vào các số sau rất dễ mà không lo chết máy. Để vào số 1 với những bạn mới tập đi thì hãy làm như sau. Theo như khi chạy thử, thực hiện bóp hết côn, nhả khoảng 1/3 tay côn là không có tác dụng gì, 2/3 còn lại nhả ra – ga vào thì xe mới bắt đầu chuyển bánh. Các bạn nên tập nghe tiếng máy. Máy rú thì giảm ga mà máy yếu kêu ọc ọc thì tăng ga.

Theo như chia sẻ ban đầu về bóp hết côn. Vào số 1. Nhả 1/3 tay côn. Sau đó nhả tiếp thật là chậm cũng với việc ga vào cũng cực nhẹ. Cảm nhận việc xe bắt đầu hơi di chuyển. Tiếp tục nhả côn và vào ga. Mới tập đi nên các bạn phải làm như vậy nếu không nhả côn nhanh quá sẽ chết máy. Khi đi quen rồi thì thao tác sẽ nhanh hơn.

  • Thứ 2

Các bạn mới đi cũng khó biết cách về N khi dừng đèn đỏ hoặc dừng xe. Các bạn nên dựng chân chống giữa (không phải chân chống bên nhé) để bánh sau không chạm đất. Sau đó leo lên xe và tập vào số N. 1 cách để vào N rất dễ với những ai chưa quen là về số 2. Sau đó nhấc chân ra khỏi chỗ để chân. Mũi chân hơi hướng xuống 1 chút. Giậm 1 cái (không cần mạnh quá đâu) thì khi đó lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân cũng chỉ giẫm 1/2 số để từ 2 về N bởi mũi chân hới hướng xuống 1 chút chứ không xuống hẳn.

  • Thứ 3

Là trường hợp mà cũng rất nhiều người chết máy khi mới tập đi. Đó là đến đoạn đường cua, hay đến đường giao nhau gặp các xe khác chúng ta phải giảm tốc độ. Nếu tốc độ xuống thấp quá mà ta không về số nhỏ thì xe sẽ bị giựt giựt và chết máy. Để tránh việc này ta phải luôn ghi nhớ rằng tốc độ nào đi số nấy:

Với số 1 thì khoảng 0 – 15 km/h

Với số 2 thì khoảng 10 – 25 km/h

Với số 3 thì khoảng 15 – 35 km/h

Với số 4 thì khoảng trên 20 – 45 km/h

Với số 5 thì khoảng trên 40m km/h trở lên

  • Thứ 4

Là trường hợp mà nhiều người cũng có thể chết máy. Đó là lên dốc, nhất là đèo 2, hoặc xe đang dừng ngay chân dốc hoặc giữa dốc mà dốc lại quá cao. Với dốc thấp thì không nói. Chỉ cần ga mạnh chút là được. Muabannhanhxemay.com sẽ nói với trường hợp dốc cao và nhất là khi đang đi 2 người.

TH1: đang đi và biết trước có dốc, xe đèo 2 và dốc khá cao. Giảm dần tốc độ để về số khi đi đến gần chân dốc. Với dốc càng cao thì sẽ về số càng thấp. Số 3 cũng có thể lên dốc nếu dốc vừa phải khoảng dưới 30 độ. Dốc hơi cao tốt nhất nên về số 2 khi ta đèo 2. Số 1 thì có lẽ dốc quá cao thôi. Sau khi giảm tốc độ và về số, xe cũng vừa trôi đến chân dốc thì cũng là lúc ta bắt đầu nhả côn và ga lên. Xe bắt đầu lên dốc thì ta lại ga thêm chút nữa. Nói chung là trong lúc lên dốc ta cứ nhích dần tay ga thêm 1 chút cho máy khỏe lên để leo dốc cho tốt. Chú ý nghe tiếng máy đừng ga mạnh quá để máy quá rú. Cũng không được ga nhẹ quá để máy kêu ọc ọc nếu không sẽ chết máy. Nếu thấy máy yếu kêu ọc ọc phải ga mạnh hơn.

TH2: Xe đang dừng và trước mặt là dốc cao (chẳng hạn nhà ai dưới dốc thì khi mún dắt xe ra khỏi nhà phải lên dốc), không có đà xe đang đi như TH1. Ta khởi động máy như bình thường và vào số 1. Ga mạnh để xe vượt dốc. Khi bánh sau vượt qua dốc rồi mới được nhả ga. Việc này không có gì là khó nếu con dốc dẫn ra đường chính là đường lớn.

Nếu là đường trong ngõ, nhỏ và hẹp lại không có tầm nhìn thì cần phải lưu ý 2 điều. Thứ nhất phải cẩn thận tránh trường hợp vừa phi lên dốc ra đường thì có xe đi đến đâm vào. Có thể nhờ người đứng trên dốc nhìn hộ hoặc ra nhìn đường trước rồi mới xuống cho xe ra. Thứ 2 là bên kia đường là nhà người khác.

Đây lại là đường ngõ nên nhỏ, đường chỉ rộng hơn chiều dài cái xe 1 chút. Vì vậy để tránh trường hợp ga quá mạnh và đâm vào nhà bên kia đường trước khi vượt dốc phải chuẩn bị sẵn tinh thần bóp phanh trước (phanh bên tay ga) và bóp côn. Sau khi lên dốc sau bóp phanh, nhả ga để xe dừng. Tại sao lại là phanh trước mà không phải phanh chân? Bởi xe đang dừng, không có đà. Xe mới xuất phát nên ta phải chống 2 chân giữ thăng bằng. Và cũng là tránh trường hợp nếu chết máy giữa chừng khi lên dốc thì chống chân kịp nếu không sẽ ngã. Và bóp phanh trước cũng an toàn hơn bởi bánh trước sẽ dừng lại tức thì. Bóp phanh sau xe vẫn có thể bị rê đi và đâm nhẹ vào nhà người ta.

TH3: Xe bị chết máy giữa dốc. Nếu đang đèo 2 thì bạn phải bảo người ngồi sau xuống xe để bạn có thể lên dốc 1 cách dễ dàng nhất. Đầu tiên bóp phanh tay để chống 2 chân. Khởi động lại máy và vào số 1. Cố gắng giữ thăng bằng xe bằng 1 chân còn chân kia giẫm chân phanh.

Bỏ phanh tay để thuận tiên cho việc vặn tay ga. Bắt đầu nhả côn và ga lên như khi khởi động xe để đi. Nhưng lưu ý là không được nhả hết côn. Vẫn giữ 1 chút côn. Vì xe chưa đi nên nếu nhả hết côn sẽ chết máy (nghe tiếng máy ọc ọc là biết). Vặn tay ga lớn hơn so với bình thường để xe rú lên. Cùng lúc đó nhả chân phanh từ từ để xem xe vọt lên được chưa. Tránh nhả chân phanh nhanh để nếu sẽ chưa đủ độ vọt dốc thì xe sẽ bị trôi ngược.

  • Thứ 5

Là 1 điều cũng khá quan trọng. Đó là khi nào cần dùng côn và khi nào không cần dùng côn. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe… thì ta có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng.

Ta cũng có thể âm côn khi trôi dốc nhưng tốt nhất không nên làm vậy. Nếu làm vậy thì bạn phải bóp phanh. Tránh trường hợp xe trôi nhanh quá mà gặp chướng ngại vật ta phanh gấp sẽ bị ngã. Ta có thể nhả hết ga để xe trôi nhưng không âm côn để xe tự phanh bằng số là được, như vậy xe sẽ trôi chậm hơn và không cần dùng phanh. Và 1 trường hợp khá là quan trọng nữa đó là nếu đang tham gia giao thông và đang đi khá nhanh bỗng phải phanh gấp ta có nên bóp côn không? Xin khuyên các bạn là không. Bởi bóp côn sẽ làm cho xe trôi nhanh hơn do không có cái gì cản cả.

Như vậy khi bạn dùng phanh ắt hẳn bánh xe sẽ rê khá nhiều. Còn nếu bạn không bóp côn và giảm ga. Khi đó động cơ không nhận được xăng cũng như là năng lượng nữa dẫn đến máy không tạo thêm lực đẩy cho xe mà ngược lại còn làm cho xe chạy chậm đi nhờ phanh số (như muabannhanhxemay.com đã nói ở việc thả trôi dốc bên trên). Khi đó phanh số kết hợp với phanh chân và phanh tay sẽ giúp bạn an toàn hơn.

Nếu bạn bảo: không bóp côn mà giảm tốc độ xe chết máy thì sao? Thì muabannhanhxemay.com sẽ trả lời thế này: Dù bạn đang đi với số 4 hoặc số 5 thì tốc độ xe cũng phải giảm xuống khoảng 15-20 km/h xe mới chết máy. Trước khi xe chết máy nó còn kêu ọc ọc và xe sẽ hơi giật giật. Khi đó chính là lúc bạn bóp côn. Có thể hiểu đơn giản là như sau. Bạn cần phanh gấp và bạn không nhả côn, phanh bằng số + phanh chân + phanh tay để giảm tốc độ xe đã và tránh việc xe bị rê bánh nhiều. Sau đó khi xe chậm lại rồi thì mới bóp côn. Như vậy an toàn hơn là bạn bóp côn ngay từ đầu.

Và kể cả lỡ xe có chết máy do không bóp côn thì khi đó tốc độ xe cũng cực chậm rồi nên không lo bị văng khỏi xe hay thế nào cả. Và việc xe chết máy dù hại xe những cũng không thể quan trọng bằng sự an toàn của bạn được. Đây là những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng dòng xe máy Yamaha tay côn.

Mua bán xe Exciter 150 ở đâu?

Mua bán xe Exciter 150 tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Xe Exciter 150 cũ

 

Bạn yêu thích những dòng xe tay côn nào?

Bạn yêu thích những dòng xe tay côn nào?

Nguồn: http://muabannhanhxemay.com/su-chenh-lech-giua-xe-exciter-150-thai-lan-va-viet-nam/43859

Tags: Chọn mua xe Exciter 150, xe Exciter 150, xe Exciter, Ưu nhược điểm của Exciter 150, Xe côn tay, Lưu ý để mua xe Exciter 150 gần với giá của nhà sản xuất, Sự chênh lệc giữa Xe exciter 150 Thái Lan và Việt Nam, Khác biệt giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và
QuanAo.net / Mỗi ngày một mẹo
Tags: Chọn mua xe Exciter 150, xe Exciter 150, xe Exciter, Ưu nhược điểm của Exciter 150, Xe côn tay, Lưu ý để mua xe Exciter 150 gần với giá của nhà sản xuất, Sự chênh lệc giữa Xe exciter 150 Thái Lan và Việt Nam, Khác biệt giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và
QuanAo.net / Mỗi ngày một mẹo