Hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc ôtô hiệu quả

Thứ Sáu, 18/03/2016, 16:18 GMT+7

Hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc ôtô hiệu quả

Giữ xe sạch sẽ

Không kể các chủ tiệm rửa xe, chẳng ai thích những chiếc ô tô trông bẩn thỉu. Với việc giữ xe sạch sẽ, bạn không chỉ lúc nào cũng cảm thấy hài lòng với hình thức chiếc ô tô, mà còn giúp xe giảm nhiều nguy cơ hỏng vặt.

Bảo dưỡng xe đúng kỳ, thay dầu đúng hạn

Việc bảo dưỡng ô tô nên được tiến hành định kỳ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Hầu hết các cửa hàng thay dầu thường cố thuyết phục bạn tin rằng ô tô nên được thay dầu sau mỗi 4.500km, nhưng hầu hết các nhà sản xuất không yêu cầu phải thay dầu cho xe thường xuyên như vậy, thay vào đó là sau mỗi 12.000km. Việc bảo dưỡng xe cũng vậy. Lời khuyên chung là không nên tiêu tiền khi không thực sự cần thiết.

Nhanh chóng khắc phục sự cố

Lời khuyên của các chuyên gia là nếu nhận thấy bất kỳ tiếng động hay dấu hiệu bất thường nào của xe, bạn hãy tự kiểm tra xem có vấn đề gì không (nếu có thể), hoặc đem tới hỏi ý kiến của thợ xe có kinh nghiệm và uy tín. Một vấn đề nhỏ hoàn toàn có thể trở thành rắc rối lớn nếu không được khắc phục sớm. Những chỗ xước sơn nhỏ có thể loang rộng lúc nào mà bạn không hay biết và khi đó mới đem ra hiệu sẽ tốn kém hơn là khắc phục ngay từ đầu.

 “Waxing”

Tìm loại sáp (paste wax) chất lượng cao để tiến hành làm sạch và phục hồi độ bóng vỏ xe tối thiểu mỗi năm một lần.

Không ham rẻ

Luôn sử dụng phụ tùng có chứng nhận của nhà sản xuất hoặc từ một nhà cung cấp đáng tin cậy. Không nên vì ham rẻ mà đem nguy cơ hỏng hóc đến cho chiếc xe, vì như vậy tổn thất có thể lớn hơn nhiều.

Hướng dẫn kinh nghiệm bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

Bảo dưỡng hệ thống phanh

Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.

Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.

Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra rỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh han.

Kiểm tra hệ thống dây cu-roa

Dây cu-roa kéo tải ở đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.

Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.

Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.

Hướng dẫn kinh nghiệm bảo dưỡng ôtô sau khi đi mưa

>> Mua bán ôtô cũ Đà Nẵng

Kinh nghiệm chăm sóc lọc gió ca-bin ôtô

Khi nào cần thay lọc gió ca-bin?

Việc thay lọc gió ca-bin khá đơn giản như thay lọc gió động cơ, bất cứ chủ xe nào cũng có thể làm việc này. Thông thường các nhà sản xuất thường bố trí lọc gió ca-bin nằm phía dưới hộp đựng đồ phụ bên trong ca-bin hoặc dưới nắp ca-pô của xe.

Thời điểm thay lọc gió ca-bin phụ thuộc vào từng dòng xe, từng hãng sản xuất căn cứ vào thời gian sử dụng hoặc số ki-lô-mét đi được tính từ lần thay mới gần nhất (tùy thuộc vào yếu tố nào tới trước) và đặc biệt quan trọng là căn cứ vào môi trường sử dụng. Nhiều chủ xe không thay lọc gió ca-bin khi đã quá thời gian khuyến cáo vì cho rằng xe chưa đạt tới số ki-lô-mét hạn định là hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt, người sử dụng nên thay lọc gió ca-bin theo số liệu khuyến cáo có trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc theo nhà sản xuất lọc gió. Nên thay đổi quan niệm chỉ thay lọc gió ca-bin khi nó đã quá bẩn bằng việc thay thế định kỳ để đảm bảo sức khỏe của người sử dụng và hiệu quả của hệ thống điều hòa trên xe. Nên thay lọc gió ca-bin vào thời điểm bắt đầu vào hè và thay sớm hơn khuyến cáo nếu xe thường xuyên hoạt động trong môi người nhiều khói bụi.

Lưu ý khi sử dụng

- Không nên lấy gió ngoài khi xe chạy trên đường có nhiều bụi.

- Không chỉ định kỳ vệ sinh lọc gió mà còn vệ sinh cả hộp lọc gió.

- Khi bảo dưỡng định kỳ cho xe, bạn nên chắc chắn rằng các kỹ thuật viên sẽ vệ sinh lọc gió ca-bin một cách cẩn thận.

- Nên thay lọc gió cabin định kỳ thay vì việc xác định bằng mắt thường.

 

Tags: ôtô, mua ôtô, bán ôtô, mua bán ôtô, ôtô chính hãng, ôtô giá rẻ, ôtô giá tốt, ôtô cũ, ôtô đã qua sử dụng, ôtô giá hời
QuanAo.net / Mỗi ngày một mẹo
Tags: ôtô, mua ôtô, bán ôtô, mua bán ôtô, ôtô chính hãng, ôtô giá rẻ, ôtô giá tốt, ôtô cũ, ôtô đã qua sử dụng, ôtô giá hời
QuanAo.net / Mỗi ngày một mẹo